THÁNH TÍCH
ĐỨC MẸ LA VANG

Đức Mẹ La Vang là cái tên quen thuộc, thân thương của người công giáo Việt Nam. Nhắc đến M La Vang là người ta nhớ đến sự tích Đức Mẹ Maria hiện ra tại La Vang năm 1798. Thật ra, trong những người Công Giáo chúng ta chỉ có một Ðức Mẹ là Ðức Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng chúng ta thường được nghe những danh xưng về Ðức Mẹ như Ðức Mẹ Lộ Ðức, Ðức Mẹ Fatima hay Đức Mẹ La Vang… vì ở những nơi mang danh xưng ấy Ðức Mẹ đã hiện ra.

Cũng thế, chúng ta gọi Ðức Mẹ La Vang, vì theo truyền thuyết thì vào năm 1798, dưới thời Vua Cảnh Thịnh ra lệnh bắt bớ những người theo đạo Thiên Chúa, Ðức Mẹ đã hiện ra một nơi có tên La Vang.

 

Vậy La Vang ở đâu? Ðức Mẹ đã hiện ra trong trường hợp nào? Thời xa xưa La Vang là nơi rừng rú hẻo lánh có nhiều cây “Lá Vằng”, và thú dữ, nằm về phía tây Ðồn Dinh Cát về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 5 cây số và nằm về phía Bắc của Phú Xuân tức Kinh đô Huế khoảng 58 cây số. Theo địa bộ của làng Cổ Vưu được lập từ đời nhà Lê và được quản tu lại đời Gia Long có tên là Phường LÁ VẰNG vì nơi ấy có nhiều Lá Vằng, từ Lá Vằng đọc trại thành La Vang. Cũng có người cho rằng gọi là La Vang vì ngày xưa nơi rừng rú này có cọp beo và nhiều thú dữ khác nên mỗi lần các toán người đi làm củi ngang qua phải la vang lên để thú dữ tránh đi.
Còn việc Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang trong trường hợp nào thì theo truyền thuyết vào năm 1798 ngày 17 tháng 8, vua Cảnh Thịnh, con của Vua Quang Trung ra sắc dụ cấm Ðạo từ Phú Xuân đến Bắc Hà, lệnh cho tiêu diệt đạo Gia Tô, triệt hạ các Ðạo Ðường, Ðạo Quán và tróc nã các Ðạo Trưởng. Ðể tránh sự bắt bớ của quan quân Tây Sơn, Giáo Dân xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) xứ Thạch Hãn v.v… đã trốn vào ẩn náu trong Phường Lá Vằng. Họ phá rừng làm rẫy, có người đã làm trại để giữ hoa màu. Theo truyền thuyết đêm đêm giáo dân thường họp nhau lại để đọc kinh lần chuỗi. Bỗng nhiên vào một đêm họ cùng nhìn thấy một người đàn bà đẹp, tay bồng cháu bé xuất hiện dưới gốc cây đa cổ thụ, có hai vị cầm đèn chầu. Họ nhận ra đó là Ðức Mẹ bồng Chúa Hài Ðồng, có hai thiên thần đứng chầu hai bên. Ðức Mẹ ngõ lời an ủi họ, bảo họ hái lá cây xung quanh mà uống sẽ được lành bệnh. Và hứa rằng ai đến cầu khẩn tại chốn này Ngài sẽ ban ơn. Sau đó Ðức Mẹ còn hiện ra với họ nhiều lần nữa.
Năm 802, Vua Gia Long thống nhất Sơn Hà. Việc Ðạo tạm yên. Sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ Ðạo vùng Dinh Cát (Quảng Trị). Cũng theo khẩu truyền thì trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ tranh kính Ðức Mẹ, nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 1885, cha con ông Mẹo dựa thế Văn Thân phóng hỏa đốt cháy.
Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ và sau 15 năm mới hoàn tất. Ðại Hội đầu tiên được diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1901. Bổn mạng của Thánh Ðường La Vang là: “Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Ðức Giám Mục qui định cứ 3 năm mở Ðại Hội một lần, ba ngày trong tuần lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày hôm nay. Ðại Hội lần thứ 24 đã diễn ra tháng 8 năm 1996 và hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang chuẩn bị cho Đi Hi Đức Mẹ La Vang lần thứ 30 (13-15.8.2014).

HISTORY – Our Lady of La Vang

In the late 18th century, the Vietnamese emperor was afraid the fast increasing number of Catholics in the kingdom would threaten his throne. He then started persecuting Catholic Vietnamese and the Catholic priests who were mainly foreigners. All 37 parishes in Dinh Cat were destroyed – the churches were burnt down and over 100,000 Vietnamese Catholics died as martyrs.

A good number of Catholic Vietnamese hid in the rainforest in La Vang. Many died from bitter cold, being attacked by wild animals, starvation and sickness but every night they all gathered around a tree, saying their rosary. 

One night up in the branches of the tree, they saw a lady wearing the traditional Vietnamese ao dai dress with a child in her arms and two angels beside her. They believed it was the Virgin Mary and the infant Jesus. They said she comforted them and told them to boil the yellow striped leaves called la vang from the trees and drink it to cure them of their illness.  Which they did and they were.

A few years later, a new emperor ascended the throne and he allowed Christianity to flourish. So the Catholics returned to their villages and the story of the apparition spread. Many came to pray at the site and years later a chapel was built. A new wave of persecution followed and the chapel was destroyed but a new one was later built and this chapel was consecrated in honour of Our Lady.

In 1954, the Vietnamese Bishops Conference made the church of Our Lady of La Vang a national shrine in honour of the Immaculate Conception. In 1961, La Vang became the National Marian Center of Vietnam and later that year the Pope John XXIII elevated the Church of Our Lady of La Vang to the rank of a minor basilica.

There is no official Vatican recognition of this Marian apparition but in 1998, Pope John Paul II publicly recognised the importance of Our Lady of La Vang and expressed desire to rebuild the La Vang Basilica in commemoration of the 200th anniversary of the first vision. Ten years earlier, in 1988, Pope John Paul II canonised 117 martyrs Vietnamese Catholic martyrs.

In the Philippines, the chapel of Our Lady of La Vang is now the Roman Catholic parish church and national shrine in Puerto Princesa City in Palawan and Our Lady of La Vang has become a patroness of Puerto Princesa and patroness of Palawan.

Sources

http://www.miraclehunter.com/marian_apparitions/approved_apparitions/lavang/index.html

https://catholicism.org/our-lady-of-la-vang-the-catholic-side-of-vietnam.html

http://www.divinemysteries.info/our-lady-of-la-vang-vietnam-1798/

ĐỨC MẸ LA VANG

The gold wall at the end of the grounds of Basilica of Our Lady of La Vang has carvings of the 117 saints. Their names are on a plaque on the right.